Quản lý tổng hợp đới bờ Quản_lý_đới_bờ_biển

Vì sao phải quản lý tổng hợp đới bờ

Phát triển đa ngành ở vùng bờ

Với những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, hệ sinh thái,… đới bờ trở thành nơi tập trung dân cư, phát triển kinh tế, khai thác nguồn lợi từ nó để phục vụ cho đời sống con người.

Phát triển đa ngành đới bờ trở thành một vấn đề quan trọng trong chính sách của các quốc gia có đường bờ biển. Bao gồm:

  • Nuôi trồng thuỷ sản ven biển
  • Nông nghiệp ven biển
  • Lâm nghiệp
  • Khai thác và chế biến khoáng sản (sa khoáng, dầu khí, kim loại,…)
  • Đánh bắt thuỷ hải sản
  • Phát triển công nghiệp ven biển
  • Giao thông vận tải
  • Cảng và hàng hải
  • Định cư/khai hoang lấn biển
  • Du lịch ven biển
  • Đô thị hoá và xả chất thải (rắn, lỏng, khí)
  • Bảo tồn và bảo vệ
  • Khoa học và giáo dục
  • An ninh quốc phòng

Sức ép từ phát triển đa ngành

Một khi con người đã chấp nhận sự phát triển đa ngành nghĩa là chúng ta chấp nhận những tác động của nó đến môi trường xung quanh. Đó là:

  • Tàn phá các hệ sinh thái vùng bờ
  • Phá huỷ nơi sinh cư vùng bờ
  • Cạn kiệt các nguồn lợi đới bờ (thuỷ sản, khoáng sản,…)
  • Sự cố môi trường (tràn dầu, thuỷ triều đỏ,…)
  • Suy thoái môi trường
  • Thiên tai (bão lũ, ngập lụt ven biển, xói lở bờ, mực nước biển dâng…)

Từ đó có thể thấy rằng, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đới bờ cũng như đạt được mục tiêu phát triển bền vững, ICZM là một vấn đề bức thiết và quan trọng.

Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm này được đưa ra trong báo cáo năm 1987 của Uỷ ban Phát triển và Môi trường Thế giới.

Sự bền vững hay phát triển bền vững"việc đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu và lợi ích của thế hệ tương lai".

Ba ý quan trọng của sự phát triển bền vững:

  • Phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường
  • Phát triển đa dạng.

Để đơn giản hoá, bền vững được hiểu là cách con người sống khoẻ và hữu ích, từ đó cho phép cân bằng giữa lợi ích của tất cả mọi người và việc bảo vệ môi trường thông qua sử dụng hợp lý.

Mục tiêu của quản lý tổng hợp đới bờ

ICZM muốn thành công phải tuân theo và hành động dựa trên nguyên tắc bền vững.Mục tiêu của ICZM:

  • Duy trì chức năng của hệ thống nguồn tài nguyên bờ biển.
  • Giảm thiểu các xung đột về sử dụng tài nguyên
  • Duy trì sức khoẻ môi trường (giảm thiểu ô nhiễm môi trường)
  • Tạo điều kiện phát triển đa ngành.
  • Cải thiện sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng ven biển và trên các hải đảo ven bờ
  • Giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai và các tác hại của các phương án phát triển trong tương lai

Đặc điểm của quản lý tổng hợp đới bờ

Có tính liên tục, gồm nhiều chu kì và có thể điều chỉnh.Ranh giới xác định gồm cả hai phần: Phần biển và đất liền.Có một thiết chế tổ chức với tư cách là một tổ chức độc lập hoặc một mạng lưới của các tổ chức.Tổng hợp các dự báo, bao gồm cả dự báo thực tại và tiềm tàng, các dự báo trong vùng bờ và ngoài vùng bờ.Duy trì và tôn trọng văn hoá truyền thống, tâm linh và những kiến thức bản địa.Thu hút cộng đồng địa phương và xem xét tính nhạy cảm.

Khía cạnh "tổng hợp" trong quản lý tổng hợp đới bờ

Khái niệm này được đưa ra nhằm đánh giá đúng mục đích của công tác quản lý tổng hợp đới bờ.Nó bao gồm:

Thống nhất giữa các ngành: Trong phạm vi đới bờ có nhiều ngành khác nhau cùng hoạt động. Các hoạt động của con ngườn chủ yếu là các hoạt động kinh tế như du lịch, đánh bắt/nuôi truồng thuỷ hải sản và cảng biển. Ý nghĩa của sự hợp tác, chung sức giữa các ngành là yêu cầu chính cho sự thống nhất giữa các ngành trong phạm vi ICZM nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững hiểu rõ giá trị của các yếu tồ khác trong khu vực.

Tổng hợp giữa các yếu tố đất – nước trong đới bờ: Ở đây nghĩa là hiểu rõ đặc điểm tự nhiên của môi trường, môi trường đới bờ là mối quan hệ động lực giữa các quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, cần liên hệ giữa sự thay đổi của hệ thống và các đặc điểm của nó với các tác động sẽ xảy ra.Thống nhất giữa các cấp chính quyền: Giữa các cấp chính quyền, tính nhất quán và sự hợp tác là cần thiết thông qua việc lên kế hoạch và chính sách. Mục tiêu và hành động chung làm tăng tính hiệu quả và giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn.

Thống nhất giữa các quốc gia: Có thể thấy ICZM là một công cụ quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Nếu giữa các quốc gia có niềm tin và mục tiêu chung thì vấn đề phạm vi quá lớn có thể được giảm thiểu hoặc han chế.

Phối hợp chính sách giữa nhà nước và nhân dân, và nếu có điều kiện tiến hành cơ chế đồng quản lý (nhà nước và nhân dân cùng làm).Tổng hợp các nguồn lực hiện có để quản lý, nghĩa là nguồn nhân lực, tài chính, vật chất, thiết bị.

Quy trình thực hiện

Chuẩn bị

  • Cơ chế quản lý dự án
  • Kế nhoạch và ngân sách
  • Chuẩn bị nhân lực, tài chính
  • Tư vấn các bên liên quan
  • Đào tạo nhân viên
  • Chương trình giám sát dự án

Khởi động

  • Hồ sơ vùng bờ
  • Đánh giá rủi ro lần một
  • Xác định vấn đề và lựa chọn ưu tiên
  • Tạo lập sự tham gia của các bên liên quan
  • Tuyên truyền
  • Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ
  • Hệ thống thông tin tổng hợp

Xây dựng

  • Thu thập dữ liệu
  • Đánh giá rủi ro lần hai
  • Chiến lược môi trường
  • Kế hoạch hành động
  • Sắp xếp thể chế
  • Tài chính/Đầu tư
  • Quan trắc môi trường
  • Tham gia của các bên liên quan

Thông qua

  • Cơ chế tổ chức và pháp luật
  • Chiến lược và kế hoạch hành động
  • Cơ chế tài chính

Thực hiện

  • Cơ chế điều phối và quản lý kếhh hoạch Quản lý tổng hợp đới bờ
  • Cơ chế giám sát kế hoạch hành động
  • Kế hoạc triển khai

Chọn lọc và củng cố

  • Tiếp tục giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động
  • Sửa đổi chiến lược/kế hoạch hành động
  • Lập kế hoạch Quản lý tổng hợp đới bờ cho chu trình tiếp theo

Chu trình mới

Công cụ áp dụng

  • Đánh giá nhanh môi trường Chuẩn bị hồ sơ môi trường vùng bờ
  • Hệ thống quản lý dữ liệu
  • Ứng dụng GIS và viễn thám
  • Đánh giá tác động môi trường chiến lược/tổng thể và đánh giá rủi ro môi trường.
  • Chuẩn bị chiến lược quản lý môi trường và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp đới bờ
  • Phân vùng chức năng
  • Phân tích kinh tế môi trường
  • Tạo nguồn tài chính bền vững
  • Kiểm toán và hạch toán tài nguyên môi trường
  • Truyền thông môi trường
  • Lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan
  • Giám sát môi trường tổng thể


[9]

Liên quan